Kinh nghiệm chăm sóc chân tay miệng cho trẻ
Từ tháng ba đến tháng sáu hằng năm là thời điểm bùng phát dịch chân tay miệng ở trẻ. Tuy nhiên không phải bé nào bị chân, tay, miệng cũng phải nhập viện. Trẻ bị chân, tay, miệng độ một có thể chăm sóc và điều trị tại nhà. Bệnh chân tay miệng là một bệnh dễ lây lan và có nhiều biến chứng nên khi chăm sóc trẻ tại nhà cần theo dõi chặt chẽ để không gây biến chứng cũng như tránh lây lan ra cộng đồng.
Khi chăm sóc trẻ chân tay miệng bố mẹ cần lưu ý:
Về vệ sinh: Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ bằng xà phòng và nước ấm trong môi trường kín gió sạch sẽ, có thể dùng dung dịch Anolyt để tắm cho trẻ. Tuyệt đối tránh ba quan niệm sai lầm thường gặp sau đây: Kiêng tắm, kiêng gió – ủ trẻ quá kỹ – châm chích cho mụn nước mau vỡ ra, đây chính là những nguyên nhân làm cho bệnh của trẻ trầm trọng hơn và là con đường ngắn nhất của tình trạng bội nhiễm vi khuẩn rất nguy hiểm cho trẻ.
Thường xuyên cho trẻ xúc miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý. Quần áo, tã lót của trẻ nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như dung dịch Cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi giặt. Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn… nên được luộc sôi và được phơi khô.
Về ăn uống: Thức ăn cho trẻ cần chọn lựa sao cho mềm, mịn, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét. Một số những thực phẩm có thể dùng cho trẻ là: cháo nhuyễn, súp hầm kỹ, bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, bánh Flan, tàu hủ đường… Không nên ép trẻ ăn sẽ làm trẻ sợ ăn, gây tâm lý không tốt.
Bổ sung Yến Sào vào bữa ăn cho trẻ: vì Yến sào rất mát, dễ nuốt không làm đau những vết thương trong miệng của trẻ, khi chưng yến với đường phèn sẽ có vị ngọt dễ ăn làm cho trẻ thích thú ăn.
Yến Sào Nam Việt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quý có trong tổ yến như: 45 đến 55% là protein, 4,69% là aspartic acid, 5,27% là proline, 4,5% là cystein và phenylalamine, 8,6% là acidsyalic… cùng 31 loại nguyên tố vi lượng và 18 loại axit amin quý khác, Yến Sào Nam Việt giúp bổ sung cho nhu cầu dinh dưỡng rất cao của trẻ nhỏ, không sợ thiếu chất khi trẻ mệt mỏi, biếng ăn do chân tay miệng.
Đặc biệt, đạm trong Yến Sào được cấu thành từ 20 loại axit amin, bảo gồm cả 8 loại axit amin cơ thể không tự tổng hợp được. 20 loại axit amin này là nguyên liệu để tái tạo mô cơ thể, cũng như cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động không ngừng ở trẻ, giúp trẻ tăng cường sức khỏe một cách tổng thể.
Yến Sào chứa 1.43% axit amin Alanine giúp tăng cường hệ miễn dịch giúp trẻ chống lại những tác động ngoại xâm từ cơ thể, chống lại virut gây bệnh. Các nghiên cứu cũng cho thấy yến sào có thể vô hiệu hóa virus trong các tế bào và ức chế sự ngưng kết hồng cầu của virus trong hồng cầu của người. Khả năng này có được do dư lượng của chuỗi đường syalyl trong tổ yến sào và được cải thiện đáng kể khi được xử lý với enzyme tuyến tụy pancreatin F có chứa protease để thủy phân các glycoprotein thành các glycopeptides giúp trẻ mau lành bệnh.